(Đom đóm) Hình
tượng con gà trong con mắt của người phương Đông và cả người phương Tây đều là
con vật linh thiêng, gắn với nó biết bao câu chuyện, truyền thuyết. Sự hùng
dũng, oai nghiêm của con gà trống khiến nước Pháp chọn nó làm biểu tượng, còn ở
Việt Nam con gà trở thành cảm hứng cho nghệ thuật, thơ ca, hò vè, tranh vẽ và cả trong những thế
võ cổ truyền. Hơn nữa, người Việt cho rằng con gà trống hiện diện củanăm đức
tính Văn – Võ – Dũng – Nhân –Tín.
Liên quan: Ai là nạn nhân?
Con
Gà trong tâm thức xưa
Thủa
xưa khi đất trời còn u tối lạnh lẽo, ẩm thấp Ngọc Hoàng sai mười ông mặt trời
cũng là mười người con cùng chiếu sáng mặt đất. Sự xuất hiện cùng lúc của mười
ông mặt trời chiếu sáng khiến mặt đất khô rang, nứt nẻ, con người sống rất khổ
cực. Bỗng một ngày xuất hiện một chàng dũng sĩ sức khỏe phi thường dùng những
mũi tên thần bắn lên phía ông mặt trời, làm chín ông rụng xuống biển, ông còn lại
sợ hãi trốn biệt tăm. Từ đó trở đi trái đất lại trở lại trong u tối, lạnh lẽo,
con người vạn vật cố hết sức đi tìm gọi mặt trời nhưng đều trong vô vọng. Một ngày kia có một
chú gà trống choai to khỏe, nhảy lên cành cây mọc trên ngọn núi cao lấy hết sức
bình sinh cất tiếng gáy. Lạ lùng thay sau tiếng gáy ấy ông mặt trời đỏ như mâm
đồng xuất hiện đằng Đông xua tan lạnh lẽo, đem lại sự sống cho muôn loài.
Từ đó
đêm giao thừa dân gian thường bảo rằng, mặt trời thời gian này ẩn mình sâu nhất,
thế nên nhà nhà bảo nhau cúng đêm giao thừa một con gà trống, hi vọng ngày mai
chú lại đánh thức ông mặt trời, đem lại ánh nắng sáng trong, may mắn suốt năm mới.
Trong
truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán bỏ rất nhiều công xây thành nhưng
đắp đến đâu thì đất lở đến đấy.Rùa thần hiện lên và báo cho nhà vua biết ở núi
Thất Diệu có một con gà
trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi,
nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết
được con gà trắng thì xây được thành.
Trong
truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong
ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi
chín ngà,gà chín cựa, ngựa chín hồng
mao.
Thời
Tây Sơn, tương truyền truyền rằng Nguyễn
Lữlà người đã sáng tạo ra môn võ “Hùng kê quyền” (quyền gà chọi) hay Hồng
kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh
võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị
chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của
bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước
đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và
các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà.
Trong ca dao, thành ngữ con gà cũng
là đối tượng để ông cha mượn thể hiện những suy nghĩ, mong muốn, truyền đạt
kinh nghiệm. Ví dụ như:Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một
mẹ chứ hoài đá nhauhay Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa…v.v. Trong hội họa người Việt không ai không biết đến những bức
tranh Đông Hồ về gà, thể hiện một triết lí sống nhân bản, gần gũi với thiên
nhiên.
Trang
phục của người Việt xưa cũng xuất hiện: mái tóc đuôi gà duyên dáng, “thướt tha
trước gió nhẹ nhàng”. Con gà gần gũi thân thương ấy sau nữa được thể hiện trong
bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư:Mỗi
lần nắng mới hắt bên song/Xao xác gà trưa gáy não nùng. Hình
ảnh con gà trong tâm thức người Việt luôn gần gũi, chứa đựng ý niệm thanh tao về
cuộc sống, triết lí nhân sinh.
Con Gà trong hiện thực
Xóm Cỏi,
xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nằm sâu trong vườn Quốc gia Xuân Sơn
được coi là cội nguồn của giống gà “truyền thuyết” – gà chín cựa. Ở nơi cội nguồn
giống gà “truyền thuyết” này nhà nào cũng nuôi, ít vài chục con, nhiều hàng
trăm con. Cận tết, nhà nuôi ít để ăn, để biếu, nhà nuôi nhiều thừa để bán, giá
cả gà cũng rất “giòn” từ 150.000đ – 200.000đ trên một con gà có từ 6 – 7 cựa,
riêng về gà có đủ chín cựa có giá hàng chục triệu đồng một con. Nhà nào gặp
may, gặp khách “xộp” thì tết năm đấy gia đình vui vẻ, đầm ấm lắm.
Trong
nghiên cứu của NGƯT Nguyễn Khắc Khôi về giống gà nhiều cựa cho thấy, gà nhiều cựa
đều sinh sản tốt, thành thục sớm, nhịp độ đẻ trứng ngắn; riêng tỷ lệ phối giống,
thụ thai và nuôi con tốt. Gà nhiều
cựa có khả năng thích nghi cao, rộng rãi với môi trường sống và có điều kiện
sinh dưỡng khác nhau, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, có hiệu quả kinh
tế cao.
Từ nghiên
cứu của NGƯT Nguyễn Khắc Khôi ngày
1/2/2012, Bộ NNPTNT đã ra Thông tư số 06 ban hành danh mục bổ sung nguồn gen vật
nuôi quý hiếm cần được bảo tồn là “Giống gà nhiều cựa Phú Thọ”. Đặc biệt hơn
nghiên cứu của NGƯT Nguyễn Khắc Khôi còn mang nhiều ý nghĩa về tâm linh, văn
hóa, kinh tế, lịch sử. Nghiên cứu của NGƯT Nguyễn Khắc Khôi lần nữa khẳng định
con gà từ “truyền thuyết” nói riêng đem lại giá trị to lớn cho thế hệ hôm nay, nó hữu dụng ngay cả
trong ý niệm.Gà “chín cựa” loại gà đặc chủng của miền đất Tổ, hiện thân mối
liên hệ truyền thuyết và đời thực.
Con gà
bước ra trong “truyền thuyết” đem lại cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc. Trong mười hai con giáp có lẽ con Gà vật vừa gần gũi vừa đem lại cho con
người vô số những giá trị, từ tinh thần cho đến vật chất.Ngoài
giá trị vật chất từ con gà đem lại, hình tượng con gà trống biểu hiện của năm đức
tính quý báu:Văn – Võ – Dũng – Nhân –Tín. Mào cao, dựng đứng biểu tượng giống
mũ áo quan Văn. Bước đi nhanh nhẹn, dứt khoát thể hiện tính Võ. Gặp địch, đối
thủ dám chiến đấu thì được coi là Dũng. Có cái ăn thì kêu, gọi cả đàn là Nhân. Luôn
canh gác, gáy đúng giờ là Tín.
Nhận xét
Đăng nhận xét