Giọt nước mắt của bà Sáng kể về hoàn cảnh của mình.
(Đom đóm) Trải
qua 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, người phụ nữ từng là dân quân trở
về cuộc sống đời thường lại nặng gánh với số phận, 84 tuổi vẫn gánh nước, cuốc
đất sớm khuya chăm lo cho 2 đứa con khiếm khuyết.
Chúng tôi về thăm bà Vi
Thị Sáng (SN 1933) ở xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Tuy tuổi cao
nhưng bà Sáng vẫn còn nhanh nhẹn, đón chúng tôi trong bộ quần đen chân bên thấp
bên cao, đầu quấn khăn mỏ quạ, nụ cười hiền hậu thoáng nở trên môi.
Căn nhà 3 gian đơn điệu
chỉ có một chiếc tủ, một chiếc hòm, tài sản còn sót lại trong đợt lũ năm 1986. Chiếc
giường gỗ trải đệm mỏng cau có vết đen, duy chỉ còn cái màn màu còn mới, bà
Sáng bảo: “Cái màn ấy cũng do hội nhân đạo họ cho chứ bà lấy đâu ra tiền mua”.
Lấy chồng từ năm 18 tuổi,
5 năm bà là công dân hỏa tuyến chuyên tải lương thực, thực phẩm cho lực lượng bộ
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 22 tuổi bà sinh, 5 năm
sau sinh thêm được người nữa nhưng chớ chêu thay người con thứ 2 này khiếm khuyết
về trí tuệ, sức khỏe yếu đi lại khó khăn. Lần cuối bà sinh được một cậu con
trai, nhưng lại bị lạc con ở bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ đến nay chẳng nhớ
ở đâu.
Nguyễn
Thị Phương (người con thứ 2 của của bà Sáng)
Cuộc sống vất vả khiến
chồng bà mất sớm để lại cho bà 2 đứa con gái, đến nay ở cái tuổi 89 gần đất xa
trời mà bà vẫn phải lo cho 2 con từng bữa ăn, giấc ngủ. Nguyễn Thị Cảnh người
con đầu của bà năm nay cũng bước sang tuổi 59, sức khỏe yếu không thể làm được
việc gì nặng nhọc. Ở nhà chỉ quanh quẩn nấu nồi cơm, nhặt được cành củi, giặt
được bộ quần áo thì thở dốc mặt tái nhợt. Từng xây dựng gia đình nhưng năm
2005 bỏ lại bà Cảnh bơ vơ cảnh không
con, không chồng. Đau yếu liên miên, ngày làm không ra một đồng, bữa đói bữa
no, quần áo ai cho thì mặc, chắp vá rách rưới cũng đành.
Người con út Nguyễn Thị Phương năm nay 53tuổi,
miệng ú ớ,đầu óc lơ mơ lúc nhận thức được
lúc không. Đêm nằm chợt bật dậy gào thét, hô hoán, nói một mình đến suốt cả
đêm. Lúc nhận thức được bà Sáng sai con gọt rau, nấu cơm nhưng làm việc gì chẳng
tròn việc nấy. Gọt rau thì gọt vào tay, mân mê hàng mấy tiếng đồng hồ cũng
không xong. Đang nấu cơm chân tay lóng ngóng hất cơm đổ ụp nhiều lầnbà Sáng vừa
phải bốc cơm lên, cho ra rá rồi sức nước rửa, cho lên nồi hấp lại bữa cơm đó
sao đắng nghẹn trong cổ bà Sáng, nuốt mãi không trôi.
Căn nhà vách đất, lôm
côm chỗ xây chỗ đắp, nằm trên đỉnh đồi cao nên giếng mùa Đông thường cạn, bà
Sáng phải đi xin nước, mỗi ngày 2 lần gánh leo dốc đồi cao, sức già yếu nghỉ 4,
5 chặng mới về tới nhà.Mái nhà lợp ngói lỗ chỗ vết thủng không ai sửa chữa, lâu
dần nước rột xuống đất thành bãi đen thủng cả nền bê tông. “Muốn nhờ người sửa
lắm đấy, nhưng biết nhờ ai hả chú? ngại lắm. Mình ăn bám
xã hội lâu rồi ngại lắm”, bà nheo mắt về phía tôi, nhấc đầu hỏi: “Phải không
chú?”.
Căn
nhà cấp 4 lôm côm chỗ đắp chỗ xây, mái ngói vỡ tứ tung.
Nhờ trời ở tuổi 84mắt bà
Sáng nhìn thấy, đầu óc vẫn còn minh mẫn, ăn nói lưu loát nhưng ai biết rồi mai
kia, dăm năm nữa người mẹ này không được như thế, các con sẽ thế nào? Anh em họ
hàng giờ chẳng con ai, con, cháu không có biết lấy ai nhờ vả, trông cậy ailúc
tuổi già? Bà Sáng không làm ruộng được nữa, chỉ có mảnh vườn sau nhà cuốc đất
trồng lạc, mùa dăm bẩy cân đem đổi lấy lúa ăn. Cả gia sản chỉ còn 3 con gà, 1 con chó gầy rộc yếu ớt nằm kẹp trong xó bếp.
Suy nghĩ trong đầu bà Sáng hằng đêm là câu hỏi:“đến khi mình mất đi, 2 đứa con
chúng nó sẽ sống ra sao?!”
Ông Trần Duy Phương –
Chủ tịch UBND xã Hoàng Cương cho biết, hộ nhà bà Vi Thị Sáng nhận bảo trợ xã hội,
bản thân bà Sáng cũng hưởng trợ cấp người cao tuổi. Đây là gia đình có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, mẹ già sức yếu nuôi con tàn tật. Vừa qua cũng được các tổ chức
cá nhân giúp đỡ, bản thân chính quyền xã cũng chăm lo động viên nhưng chỉ được
phần nào. Gia đình vẫn cần lắm sự chung tay của các tổ chức cá nhân, nhà hảo
tâm gần xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét